Sơn lót gốc dầu và sơn lót gốc nước có sự khác nhau cơ bản về thành phần, kết cấu và cả ứng dụng. Để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn và chọn lựa phù hợp, hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết cách phân biệt sơn lót gốc dầu và sơn lót gốc nước dưới đây nhé!

Sơn lót gốc dầu là gì?

  • Màng sơn cứng, ít trầy xước, chống bám bẩn, dễ lau chùi, bảo vệ bề mặt công trình tốt
  • Sử dụng dầu hỏa làm dung môi, nên dòng sơn gốc dầu có khả năng kháng nước cao, chống thấm nước, giúp bảo vệ tường nhà tránh khỏi hiện tượng nấm, ẩm mốc.
  • Khả năng bám dính tuyệt vời trên cả bề mặt bả mastic
  • Khả năng thấm hút mạnh đối với lớp phấn trên bề mặt tường.
  • Người ta sử dụng sơn lót gốc dầu để xử lý các công trình có hiện tượng phấn hóa.

Kết cấu của sơn gốc dầu

Màng sơn của gốc dầu trải qua 2 giai đoạn khi khô. Khi thi công một số hỗn hợp bị bốc hơi để lại chất liên kết và tinh màu. Sau đó, chất liên kết tự khô và phản ứng các hóa chất bắt đầu bị oxy hóa với không khí, tạo thành một lớp màng cứng giòn, dễ vỡ đưa đến hậu quả không tốt. Ví dụ như: ngả vàng ngay cả những vị trí không tiếp xúc ánh sáng.

Ngoài ra, phản ứng oxy hóa này còn tiếp diễn nên màng sơn càng lúc càng cứng giòn và khi bề mặt bị co giãn, màng sơn bị nứt đi. Sơn dầu dùng cho nội thất thường hay bị bong tróc do có nhiều va chạm.

Sơn lót gốc nước là gì?

Sơn lót gốc nước an toàn hơn khi sử dụng, làm giảm nguy cơ hỏa hoạn và an toàn sức khỏe bởi dùng nước làm dung môi pha sơn.

Sơn có mùi nhẹ, ít gây hại ảnh hưởng đến môi trường hơn so với sơn gốc dầu.

Sơn gốc nước hiện nay rất thông dụng, thường được các đơn vị thi công, cá nhân sử dụng. Với nhiều đặc tính hữu ích mang lại cho tường nhà được bền, đẹp.

Đối với bề mặt ngoại thất, sơn nước có đặc tính bền tốt, giúp giữ màu sắc được lâu, chống phấn hóa tốt hơn sơn lót gốc dầu.

Sơn lót gốc nước không giòn như sơn lót gốc dầu, hoàn toàn không bị nứt khi thời tiết thay đổi.

Sơn gốc nước nhanh khô hơn nhiều so với sơn nước gốc dầu, rút ngắn tối đa thời gian thi công.

Kết cấu của sơn lót gốc nước

Được kết cấu theo một cách hoàn toàn khác với sơn lót gốc dầu. Một khi nước bốc hơi, những phân tử của các nguyên vật liệu trong sơn bắt đầu tụ lại gần nhau. Cuối cùng màng sơn được hình thành có độ co giãn và ngăn cản nước cực tốt. Vì không bị phản ứng oxy hóa nên màng sơn có tuổi thọ rất cao.

Với những đặc tính mà dòng sơn dầu không thể sở hữu được, những sản phẩm sơn gốc nước trở nên được ưa chuộng nhiều hơn.

Qua chia sẻ cách phân biệt sơn lót gốc dầu và sơn lót gốc nước của chúng tôi, hy vọng bạn đã biết cách chọn cho công trình, nhà ở của mình một sản phẩm tốt, phù hợp. Cảm ơn bạn đã dành ít thời gian đọc bài viết của hãng sơn tatsupaint.com!

Leave a Comment