Trong ngành xây dựng, giấy nhám được xem là vật liệu không thể thiếu. Nó giúp bề mặt được “gọt giũa” láng mịn, hoàn hảo, từ đó quá trình thi công diễn ra nhanh chóng và tường được bền màu sơn hơn. Vậy hãy tìm hiểu đôi nét về giấy nhám mịn và giấy nhám siêu mịn trong bài viết sau nhé!

Giấy nhám là gì?

Là loại giấy có khả năng mài mòn nhiều vật liệu, làm cho bề mặt đó được mượt mà hơn. Có rất nhiều loại giấy nhám, mỗi loại mang đến một công dụng khác nhau phù hợp với từng vật liệu.

Nguồn gốc của giấy nhám mịn và giấy nhám siêu mịn

Cả 2 loại đều có xuất xứ từ các quốc gia Châu Á mà chủ yếu là Nhật Bản và Hàn Quốc. Du nhập vào Việt Nam và trở thành sản phẩm được ưa chuộng hiện nay, vì vậy mà nhiều người gọi là giấy nhám nhật hoặc giấy nhám hàn quốc.

Đặc điểm của giấy nhám mịn và giấy nhám siêu mịn

Các sản phẩm giấy nhám thông thường khi chà nhám sẽ để lại những vết xước trên bề mặt, điều này làm giảm đi tính thẩm mỹ và chất lượng. Giấy nhám mịn, siêu mịn có khả năng khắc phục tốt các nhược điểm đó, làm cho bề mặt vật liệu nhẵn mịn và trở nên đẹp hơn.

Giấy nhám mịn là loại có độ nhám từ 1000, 1200, 1500, đến 2000, 2500 tính chất mềm, dẻo, độ bền cao khả năng loại bỏ vết xước rất nhỏ. Giấy nhám mịn giúp người thi công đỡ mất nhiều công sức mà vẫn tạo được bề mặt bóng cao, đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường, có thể sử dụng để chà nhám nước, chà khô hoặc kết hợp cả hai.

Giấy nhám siêu mịn là loại “nâng cấp” của giấy nhám mịn, độ nhám lên đến 3000, 4000, 5000, 6000, 7000, 8000 giúp việc chà nhám trở nên đơn giản hơn, nhanh chóng và tiện lợi đem đến giá trị thẩm mỹ cao nhất cho bề mặt vật liệu. Cũng như giấy nhám mịn, giấy nhám siêu mịn có thể sử dụng chà nhám nước, chà nhám khô hoặc kết hợp cả hai. Nhưng thông thường để đạt được độ bóng cao người ta sử dụng chà nhám nước. Khi dùng trong nước giấy nhám có thể phơi khô và sử dụng lại.

Một đặc điểm khác của giấy nhám siêu mịn P4000 trở lên là khả năng đánh và giữ lại độ bóng, độ sáng trên bề mặt khi sản phẩm được đóng gói bằng băng dính, giấy bóng.

Tóm lại nếu bạn muốn xử lý bề mặt vật liệu đạt yêu cầu tỉ mỉ, hoàn hảo thì giấy nhám mịn và giấy nhám siêu mịn sẽ là trợ thủ đắc lực nhất. Đôi nét về giấy nhám mịn và giấy nhám siêu mịn được sơn Tatsu thông tin đến bạn trong bài viết trên. Hy vọng sẽ giúp ích được bạn trong cách chọn lựa loại giấy nhám để sử dụng.

Leave a Comment